Thiệp Cưới Phước Sang

In thiệp cưới giá rẻ | y Hướng dẫn đường đi

logo-thiep-cuoi-phuoc-sang.300

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ IN PHƯỚC SANG

Địa chỉ: 143/12 Nguyễn Du, Phường 7, Quận Gò Vấp, TPHCM

Điện thoại: 0935 268 011 - 0902 55 44 10

MIỄN PHÍ SHIP
khu vực nội thành Tp.HCM
0935 268 011
Hotline tư vấn miễn phí
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Chúng tôi trên Facebook

Phong tục lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam | Thiệp cưới truyền thống

Lượt xem: 1641

Quốc gia nào cũng có tập tục cưới hỏi truyền thống riêng, đều mang đậm bản sắc dân tộc từ bao đời. Thiệp cưới Phước Sang mời các bạn cùng nhìn lại nét đẹp văn hóa truyền thống trong lễ cưới hỏi của dân tộc Việt Nam ta.

Trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới hỏi là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Dân gian có câu: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà, Trong ba việc ấy thật là khó thay”. Theo chữ nghĩa, sách vở thì trai gái lấy nhau, gọi là giá thú (giá là lấy vợ, thú là lấy chồng) nhưng nhân gian ta vẫn gọi nôm na là đám cưới, hoặc lễ cưới.

# Một số bài viết liên quan, các đôi bạn trẻ sẽ quan tâm trước khi cưới:

Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm phong vị dân tộc nhưng lại nhiêu khê tốn kém. Phần lớn các đám cưới cổ xưa của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là Thọ mai gia lễ – cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Về sau tuỳ từng vùng, từng thời, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới) được tổ chức khác nhau. Nhưng cho dù là ở đâu, thời nào thì một đám cưới truyền thống cũng gồm các thủ tục truyền thống bao đời để lạ.

phong_tuc_cuoi_hoi_truyen_thong__thiep_cuoi_truyen_thong

Các bước chính trong phong tục lễ cưới truyền thống của người Việt bao gồm: Kén chọn, giạm ngõ (chạm mặt), hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo.

# Kén chọn:

Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào, có môn đǎng hộ đối không? Ca dao cổ có câu “Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi” cho bên gái. Lại có câu “Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống” cho cả hai bên. Sự kén chọn của nhà trai bao giờ cũng chủ động nên kỹ càng hơn. Truyện Kiều có một câu:

“Trǎm nǎm tính cuộc vuông tròn

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”

Cô dâu tương lai phải “tam hợp” tránh “tứ xung” về tuổi. Không sành việc xem tuổi thì cứ “Gái hơn hai, trai hơn một” là tốt. Đó là về tuổi còn ngoại hình thì người phụ nữ cũng phải “Lưng chữ vụ, vú chữ tâm” phải “thắt đáy lưng ong’”. Và nếu được cả con mắt lá dǎm, lông mày lá liễu nữa thì thật “đáng trǎm quan tiền”.

# Giạm ngõ hay gọi chạm mặt:

Đó là lần đầu tiên đại diện nhà trai đến nhà gái, sau khi đã chọn được dâu đúng với “tiêu chuẩn”. Lần “đặt vấn đề” này hoàn toàn có tính “đánh tiếng”, “làm quen”. Nếu sau lần giạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ǎn hỏi chính thức được tiến hành. Điều đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được thấy mặt nhau, vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.

phong_tc_ci_hi_truyn_thng_ca_ngi_vit

 

# Ǎn hỏi:

Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau, khi hai bên trai gái đã thống nhất được với nhau về mặt gia đình, đối tượng cụ thể, vào “ngày lành tháng tốt” sẽ tổ chức ǎn hỏi. Nhà trai mang lễ vật gồm trầu cau, chè thuốc, có khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn chuyện cưới xin. Trong xã hội cũ thì lễ này là lễ “ngã giá” người con gái. Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu, tức là nơi thách cưới. Lệ cưới cũ, thách cưới tức là yêu sách do nhà gái đặt ra với nhà trai. Thường là thách một đôi bông tai (khuyên tai) vàng, một chiếc nhẫn, chǎn, chiếu, hòm, xiểng, quân áo cho cô dâu, ít ruộng vườn cho đôi vợ chồng mới và gạo thịt, rượu, trầu cau, trà thuốc cùng các thực phẩm khác để làm cỗ cưới. Thông thường nhà trai phải lo chuyện này trước lễ đón dâu. Vậy nên mới xảy ra sự “Giơ cao, dánh khẽ”, “thương con ngon rể, và “cò kè bớt một thêm hai” trong lễ hỏi.

Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn. Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con, đó chính là thứ thay cho thiếp báo, thiếp mời.

phong_tuc_cuoi_hoi_truyen_thong_lau_doi

# Lễ cưới:

Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai thực hiện, người ta chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Trước đó, cả hai nhà đã dựng rạp, sửa sang nhà cửa đón khách. Hôm cưới, nhà trai chọn một đoàn gồm một người có tuổi (45-50), “con cái đông đàn dài lũ” còn đủ vợ chồng (song toàn), kiêng người goá vợ, goá chồng, lại giỏi ǎn nói, đối đáp, làm trưởng đoàn cùng với nǎm đến mười thanh niên trẻ, đẹp, còn “tân” (chưa vợ) gọi là phù rể, đi đón dâu. Trên đường đến nhà gái, trước khi vào cổng, đoàn đi đón dâu bị trai làng, trẻ con chặn lại bằng một sợi dây thừng hay đóng cổng lại (gọi là tục chǎng dây, đóng cổng). ở đoạn này của lễ cưới thật vui. Nhiều khi bên họ gái ra vế “đối” bắt bên kia phải “đáp” lại thật chỉnh, thật nhanh mới cho đi. Lại phải tung tiền xu cho bọn trẻ con mới được vào cổng… Sau khi đã vào đến sân nhà gái đoàn đi đón dâu được mời vào nhà ngồi chơi trên chiếu cặp điều ǎn trầu, uống nước và sau đó dùng cơm chiều. Xong xuôi, đại diện nhà trai có “người” xin dâu với họ nhà gái. Nhà gái bao giờ cũng làm ra vẻ dùng dằng, lần khần và chỉ đồng ý cho dâu đi vào giờ cuối của buổi chiều.

Đoàn đưa dâu của nhà gái cũng gồm những thiếu nữ trẻ và xinh (gọi là các cô phù dâu), đứng đầu đoàn đưa dâu cũng là một bà có tuổi còn song toàn (còn chồng) và “mắn” con. Lúc này cả đoàn đón dâu và đưa dâu cùng đi, nên đông vui. Nào ô, nào khǎn, nào nón thúng quai thao, nào yếm thắm bao xanh, môi trầu “cắn chỉ”. Trang phục cổ truyền dân tộc xuất hiện phong phú nhất là ở lúc này.

Đoàn về đến nhà trai, ở đầu cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa bước vào buồng mình. Có nơi đặt một cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ chồng cầm chày giã vào cối không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được một người đàn bà có tuổi, nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa… Vào giường, cô dâu phải ngồi thật mạnh xuống, trong lúc bạn bè, chú rể đang làm náo động ầm ĩ cǎn buồng lên một lúc rồi mới đi ra. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ, có nơi ǎn chung một đĩa cơm nếp, đĩa xôi… tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến “bách niên giai lão”.

phong_tuc_cuoi_hoi_truyen_thong_ngi_kinh

Lễ lại mặt:

Sau đêm tân hôn, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Mọi việc suôn sẻ sẽ tổ chức tiệc mừng. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai. Trường hợp có trục trặc gì trong đêm tân hôn thì trong ngày lại mặt này bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết. Xưa kia, khi chú rể cùng cô dâu trở về mà đem theo một lễ có thủ lợn mà cắt mất tai thì sẽ mất vui (thủ lợn bị cắt mất tai tức là dấu hiệu cảnh báo nhà gái rằng: con gái ông bà trước khi lấy chồng đã không còn trinh trắng!). Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật trả lại nhà trai một số của nả, lễ vật, nhiều khi rất đáng kể mới yên chuyện.

- Lễ nộp cheo: là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm. Trong bữa khao, chú rể đóng vai chính, anh ta ngoài việc phải lo bữa khao còn phải nộp một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ các công trình công cộng của làng xóm bên gái như đình, điếm, đường làng, chùa cổng… là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu:

“Có cưới mà chẳng có cheo

Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh”

phong_tc_ci_hi_truyn_thng_ca_ngi_vit

Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn, vừa dân tộc vừa trang trọng nhưng cũng rất tiết kiệm. Các tục cũ như tảo hôn (lấy chồng từ thuở 13, đến nǎm 18 thiếp đà nǎm con), đa thê (trên trời có vảy tê tê có anh bảy vợ chẳng chê vợ nào), đòi của hồi môn (của cô dâu mang về nhà chồng) và nhiều tục lệ nhiêu khê, tốn kém khác đã mất dần, nhường chỗ cho những tập quán mới vừa dân tộc vừa vǎn minh. xem thêm in thiệp cưới

phong_tuc_le_an_hoi_cua_nguoi_mien_nam__in_thiep_cuoi

Nguồn: Internet


Thiệp cưới Phước Sang là một trong những đơn vị thiết kế, in ấn và cung cấp thiệp cưới đẹp, sang trọng, theo thời đại, giá tốt nhất. Được khách hàng thương yêu bầu chọn là nhãn hiệu hàng đầu về in ấn thiệp cưới giá rẻ tại Tp.HCM. Chúng tôi tự hào là nơi ghi dấu hạnh phúc cho hàng trăm đôi uyên ương, là nơi khởi đầu hạnh phúc cho nhiều đôi bạn trẻ trên khắp cả nước.

mauthiepcuoidep

Hân hạnh được phục vụ Quý khách.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ IN PHƯỚC SANG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thiệp cưới Phước Sang cảm ơn tất cả các bạn đã và đang sử dụng dịch vụ in thiệp cưới giá rẻ của xưởng in chúng tôi. Ngày cưới lúc nào cũng bộn bề với bao nhiêu là công việc phải làm, phải chuẩn bị. Vì thế để tìm cho mình một nơi in thiệp cưới đảm bảo cả về chất lượng cũng như giá thành phải tốn rất nhiều thời gian của các bạn. Với mong muốn mang lại tiện ích cho các bạn tại TP.HCM hoặc ở xa hơn. Chúng tôi luôn cập nhật những mẫu thiệp mới nhất với giá rẻ cạnh tranh lên website của mình để các bạn có thể tham khảo một cách dễ dàng nhất. Khi bạn đến đặt thiệp cưới tại cửa hàng của chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ về thông tin, màu sắc, kiểu chữ trong nội dung in mà các bạn đã lựa chọn. Chúng tôi luôn có một đội ngũ hơn 10 năm trong nghề về thiết kế nội dung thiệp cưới cho các bạn và in ấn, vì thế các bạn có thể yêu cầu thay đổi nội dung in ấn trong thiệp theo kiểu các bạn thích nhất và yên tâm về vấn đề chất lượng và giá cả.

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

In thiệp siêu tốc
Thời gian in 1-2 ngày hoàn thành. Đơn hàng gấp hỗ trợ lấy trong ngày
Vận chuyển miễn phí
Freeship nội thành TP. HCM (Bán kính 10km) với đơn hàng từ 1.5 triệu trở lên.
Tư vấn & Thiết kế miễn phí
Thiết kế thiệp theo ý muốn của bạn. Không giới hạn số lần chỉnh sửa

THIỆP CƯỚI PHƯỚC SANG

VP: 143/12 Nguyễn Du, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM

Xưởng: 474 Dương Quảng Hàm, P.6, Q.Gò Vấp

Hotline: 0935.268.011 - 0902.554410

Email: inphuocsang@gmail.com

Website: https://thiepcuoiphuocsang.com/

Web xưởng sx: https://xuonginre.com/

Skype: phuocsang83

Zalo: 0935.268.011

Viber: 0935.268.011

TIÊU CHÍ:

Thiệp cưới Phước Sang tự tin

mang lại sự hài lòng tốt nhất

cho khách hàng.

  • Giá thành cạnh tranh.

  • Chất lượng tốt.

  • Tốc độ nhanh.

  • Dịch vụ chuyên nghiệp.

  • Ưu đãi lớn.

BẢN ĐỒ

imagemap

© Bản quyền thuộc về Thiepcuoiphuocsang.com | Thiết kế và duy trì bởi Thiepcuoiphuocsang.com

Hotline tư vấn: 0935 268 011 - 0902 55 44 10